Lừa đảo tiền điện tử trên TikTok
Mục tiêu chính của kẻ lừa đảo là chiếm đoạt tiền và thu thập thông tin cá nhân của người dùng để thực hiện các hành vi gian lận.
- Lợi dụng kiếm tiền: Kẻ lừa đảo thường cung cấp các công việc trực tuyến, nhưng yêu cầu người dùng phải trả một khoản tiền trước, như phí đặt cọc hoặc xác minh tài khoản. Ban đầu, chúng có thể trả lương để tạo lòng tin, rồi sau đó đề xuất các cơ hội đầu tư lớn hơn. Khi bạn đầu tư nhiều hơn, chúng sẽ âm thầm chiếm đoạt và biến mất.
- Lấy cắp thông tin: Kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu bạn điền thông tin cá nhân vào các đơn đăng ký việc làm, sau đó sử dụng hoặc bán thông tin này cho mục đích xấu.
- Bọn lừa đảo còn giả dạng các chuyên gia về tiền điện tử hoặc mạo danh các công ty nổi tiếng trên TikTok để xây dựng lòng tin, từ đó thuyết phục bạn đầu tư vào các dự án lừa đảo của họ.
Các dấu hiệu nhận biết lừa đảo tiền điện tử
- Lời đề nghị quá hấp dẫn để là thật: Nếu gặp các quảng cáo hay cơ hội kiếm tiền nhanh chóng, dễ dàng từ tiền điện tử, khả năng cao đó là lừa đảo.
- Tài khoản chưa được xác minh: Bọn lừa đảo thường tạo tài khoản giả mạo các thương hiệu hoặc người nổi tiếng. Các tài khoản chính hãng thường có dấu tích xanh và nhiều người theo dõi, tương tác cao, trong khi tài khoản giả mạo thì không.
- Sử dụng chiến thuật gây áp lực: Kẻ lừa đảo thường áp dụng các chương trình khuyến mãi siêu hấp dẫn nhưng chỉ trong thời gian ngắn để ép bạn ra quyết định nhanh chóng.
- Thiếu minh bạch: Nếu thông tin về người hoặc tổ chức đứng sau công việc mờ ám, hãy cẩn trọng. Các cơ hội không rõ ràng thường là dấu hiệu của lừa đảo.
5 dấu hiệu nhận biết lừa đảo tiền điện tử liên quan đến việc làm
- Yêu cầu thanh toán trước: Nếu “nhà tuyển dụng” yêu cầu bạn thanh toán trước, hãy cảnh giác. Mặc dù bạn có thể nhận được một khoản tiền ban đầu, nhưng cuối cùng bạn có thể mất hết khi “nhà tuyển dụng” biến mất.
- Mô tả công việc mơ hồ: Thiếu thông tin rõ ràng về công việc, vai trò và trách nhiệm là dấu hiệu lừa đảo.
- Công việc không yêu cầu kỹ năng: Nếu bạn được hứa hẹn mức lương cao mà không cần kỹ năng, đó có thể là một bẫy lừa đảo. Công việc đơn giản không thể mang lại mức thu nhập lớn như vậy.
- Giao tiếp thiếu chuyên nghiệp: Nếu tất cả cuộc trao đổi chỉ qua các ứng dụng như TikTok hoặc WhatsApp mà không có thông tin chính thức, đó có thể không phải là công việc hợp pháp.
- Phương thức thanh toán không rõ ràng: Các công ty uy tín sẽ có tài liệu minh bạch về lương, thuế và các quyền lợi khác, kể cả khi trả bằng tiền điện tử. Ngược lại, các tổ chức mập mờ về thanh toán thường tiềm ẩn rủi ro.
4 hình thức lừa đảo phổ biến trên TikTok
- Lừa đảo việc làm: Các công việc từ xa hứa hẹn mức lương cao nhưng không yêu cầu kinh nghiệm thường là bẫy lừa đảo. Bạn sẽ được yêu cầu nạp một khoản tiền nhỏ vào ví tiền điện tử để bắt đầu, nhưng sau khi gửi thêm tiền, bạn sẽ không thể rút tiền về được nữa.
- Giveaway giả mạo: Các tài khoản giả tổ chức các chương trình tặng thưởng, hứa hẹn tặng tiền điện tử miễn phí nếu bạn làm theo các bước yêu cầu. Tuy nhiên, để nhận thưởng, bạn phải trả một khoản phí nhỏ, nhưng sau đó sẽ không nhận được bất kỳ thứ gì.
- ICO giả mạo: Kẻ lừa đảo tạo ra các dự án tiền điện tử giả và tổ chức bán token (ICO/IDO), hứa hẹn lợi nhuận cao trong thời gian ngắn. Sau khi thu được một số tiền lớn, chúng sẽ biến mất mà không có sản phẩm thực tế.
Giả mạo người nổi tiếng: Các đối tượng lừa đảo lợi dụng hình ảnh và danh tiếng của những người nổi tiếng để dụ dỗ người dùng tham gia vào các hoạt động gian lận trên TikTok, nhằm chiếm đoạt tài sản.